Việc thờ cúng, xây dựng nhà thờ là nét đẹp truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam. Hiện nay, với những công trình có diện tích rộng, nhu cầu thờ cúng của mọi người lớn thì nhiều gia đình có xu hướng thi công thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ chuẩn phong thủy. Xu hướng này có thể là xây nhà thờ trong nhà ở hoặc nhà thờ riêng trong khuôn viên nhà ở.
Trong mẫu thiết kế nhà ở kết hợp nhà thờ của gia đình anh Tưởng dưới đây thuộc trường hợp thứ 2. Với khuôn viên rộng hơn 1000m2 thì gia chủ đã lựa chọn kiến trúc nhà thờ riêng hoàn toàn so với khu vực nhà ở, nhà sinh hoạt. Chúng ta cùng tìm hiểu mẫu nhà này nhé.
1. Xây nhà ở kết hợp nhà thờ có phạm phong thủy hay không?
Trước khi đi vào chi tiết phối cảnh ngoại thất, công năng của nhà ở kết hợp nhà thờ thì nhiều gia chủ đã hỏi KTS chuyên gia của Viking Design vấn đề việc xây dựng nhà ở và nhà thờ có được không. Theo phong thủy thì nhà ở mà gần chùa chiền, miếu, am sẽ phạm phải “cô dương sát”, gia đình dễ bị tai ương, hao tài của.
Có nên xây nhà ở và nhà thờ, nhà từ đường gần nhau? Câu trả lời là Có nhưng phải đảm bảo nguyên tắc “tiền miếu bần, hậu miếu thì giàu”. Nhà thờ, miếu được coi là nơi tụ linh khí, long khí. Nếu nhà phía sau sẽ được hấp thụ long khí, còn nhà ở phía trước sẽ bị hút hết long khí, hết vận khí.
Bên cạnh đó, việc thờ tự trong nhà không nên thường xuyên khói hương nghi ngút. Chỉ nên thắp hương kêu cầu vào ngày rằm, mùng 1 hoặc khi có công việc giỗ chạp.
Tuân thủ các quy tắc này thì kiến trúc nhà thờ kết hợp nhà ở thì không bao giờ xây dựng nhà ở trước nhà thờ mà chỉ nên ở phía sau hoặc ở bên cạnh hoặc kiểu nhà nhiều tầng (1 tầng dành riêng cho việc thờ cúng).
2. Phối cảnh ngoại thất nhà thờ kết hợp nhà thờ chuẩn phong thủy
Khi nhận dự án nhà anh Tưởng, KTS Viking Design đã khảo sát thực trạng và mong muốn yêu cầu của khách hàng. Đầu tiên là nhu cầu muốn xây dựng khu nhà ở riêng, nhà thờ, nhà khách riêng.
Với diện tích đất rộng như vậy thì KTS đã tuân thủ đúng quy tắc thiết kế trong phong thủy với vị trí của nhà thờ là “Hậu huyền vũ – Đặt nhà thờ hướng Bắc”. Nguyên tắc này dựa trên tứ tượng:
- Trái Thanh Long: tức là đặt ở phương Đông
- Phải Bạch Hổ: tức là đặt ở hướng Tây.
- Trước Chu Tước: tức là đặt ở hướng Nam.
- Hậu Huyền Vũ: tức là đặt ở hướng Bắc
Dựa theo đó, bố trí nhà ở của dự án như sau:
- Bên trái là khu nhà ở
- Bên phải là nhà khách + bếp
- Giữa (lùi về phía sau một chút) là nhà thờ.
Sự kết hợp này tạo nên sự đồng bộ vừa hiện đại vừa truyền thống rất tinh tế. KTS và anh Tưởng đều hài lòng với thiết kế này.
Về kiến trúc nhà ở, nhà khách thì KTS lựa chọn theo kiểu nhà ngang mái ngói truyền thống. Độ dốc của mái vừa phải, màu ngói là màu tối trung tính kết hợp màu sơn trắng, nâu với các đường kẻ chỉ ngang của tạo điểm nhấn.
Từ bậc tam cấp lên là vào nhà luôn không sử dụng mái hiên hay hiên nhà giúp công trình thêm gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí thiết kế và thi công. Mái nhà đua ra xung quanh một chút để lắp hệ thống đèn ốp trần tăng ánh sáng, thẩm mỹ cho công trình. Với thiết kế này, nhà nghỉ và nhà khách thiết kế thành 2 khu riêng biệt, quay mặt vào nhau.
Nhà thờ được xây dựng lùi lại phía sau giữa nhà khách và nhà nghỉ. Thiết kế nhà thờ kiểu 1 gian theo phong cách truyền thống với mái ngói đỏ. Cửa gỗ 4 cánh kết hợp kính cường lực để giúp không gian trong nhà có ánh sáng hợp lý. Thay vì sử dụng cửa sổ thì hai bên cửa chính của nhà thờ KTS sử dụng gạch bông gió. Thiết kế này tăng thẩm mỹ cho công trình, tạo sự khác biệt so với nhà ở và hợp với nơi thờ cúng.
3. Bản vẽ mặt bằng công năng nhà ở, nhà khách và nhà thờ
Gia đinh anh Tưởng hiện tại chỉ có 3 thành viên là 2 vợ chồng và con trai 7 tuổi. Do vậy, trong thiết kế nhà ở của anh, KTS dành không gian cho 2 phòng ngủ thiết kế khép kín.
2 phòng ngủ có diện tích 19,6m2 và nhà vệ sinh diện tích 3.6m2 rất rộng rãi, thoải mái. Hệ thống cửa sổ 4 cánh ở mặt tiền để có thể đón nắng, gió cũng như nhìn ra khung cảnh trước nhà.
Khu nhà phòng khách và phòng bếp có diện tích 23m2. Nơi đây gia chủ sử dụng để làm nơi tiếp khách cũng như làm bếp nấu và có bữa ăn quây quần hạnh phúc. Tại đây cũng có phòng WC chung diện tích 2,9m2 thiết kế sau khu vực bếp nấu.
Khu vực nhà thờ thiết đơn giản chỉ gồm 1 gian rộng 23,7m2.
4. Kết luận
Kiến trúc tổng thể của mẫu nhà ở kết hợp nhà thờ này có thể thấy sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống rất hài hòa. Từ màu sắc đến vật liệu đều toát lên sự hiện đại, thanh lịch nhưng cũng không kém phần tâm linh cổ kính. Chúng tôi tin rằng với thiết kế này sẽ đáp ứng yêu cầu sử dụng của các gia đình cũng như tiết kiệm được chi phí thi công hiệu quả.
Với kinh nghiệm của Viking Design thì trong 10 năm qua đã thiết kế rất nhiều mẫu nhà đẹp như công trình nhà anh Tưởng. Chúng tôi sẽ lắng nghe ý kiến của khách hàng, kết hợp ý tưởng và sự phù hợp để kiến tạo nên công trình kiến trúc độc đáo, đậm cá tính gia chủ.